Hoa văn trên mộ đá được khách hàng đặc biệt chú trọng khi làm mộ đá . Mỗi một mẫu hoa văn mang một ý nghĩa khác nhau tạo nên những hình ảnh đẹp nhất trong mẫu mộ đá. Quý khách có thể tham khảo những ý nghĩa của hoa văn trên mộ đá để lựa chọn mẫu hoa văn đẹp nhất cho mỗi mẫu mộ và cho toàn thể khu lăng mộ đá.
ĐỊA CHỈ BÁN MỘ ĐÁ UY TÍN NHẤT TẠI NINH BÌNH
Đá mỹ Nghệ Ninh Bình
Hotline : 0986.855.832
1. Hình tượng con Rồng
Trong các linh vật được chế tác trên lăng mộ đá, hình tượng rồng bay cuốn trên những cột đá mang ý nghĩa lớn về mặt phong thủy. Rồng là loài vật trong tưởng tượng, có thể sống được cả trên cạn lẫn dưới nước. Rồng là biểu trưng cho quyền lực và sức mạnh, là biểu tượng cho vẻ đẹp hoàn hảo, mưa thuận gió hòa. Rồng mang trong mình một vị trí đặc biệt trong tín ngưỡng dân tộc và là linh vật bậc nhất trong tứ linh theo quan niệm người Việt “Long, lân, quy, phụng”.
2. Hình ảnh tứ quý: tùng – cúc – trúc – mai
Tùng – cúc – trúc – mai là các loài cây xếp trong hàng tứ quý, tượng trưng cho 4 mùa xuân hạ thu đông trong một năm. Mỗi loài cây đều có đặc điểm riêng đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp và truyền thống của dân tộc Việt Nam.
– Cây Tùng: mang ý nghĩa trường thọ, đại diện cho khí tiết anh hùng, can đảm. Đây là những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
– Cúc: là loài cây biểu tượng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Trong phong thủy, hoa cúc đem lại cho gia chủ cuộc sống may mắn, tài lộc.
– Trúc: là biểu tượng của bản tính kiên cường, vượt lên khó khăn để đứng hiên ngang, vững vàng. Trúc cũng là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh và lòng dũng cảm của con người.
– Mai: là loài hoa thanh khiết, mạnh mẽ, biểu tượng cho sức sống bất diệt.
3. Hoa sen
Hoa sen là loài hoa có nhiều ý nghĩa và được mệnh danh là Quốc hoa của nước ta. Hoa sen mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp của con người, đó là: ý chí kiên cường, sức sống mãnh liệt và sự thuần thiết của linh hồn. Hoa sen là một loài hoa cao quý, nhẹ nhàng và thanh thoát. Loài hoa ấy là nguồn ý tưởng cho những chế tác lên đá, biến những khối đá thô sơ trở nên có hồn, có tình cảm.
Những chế tác lên đá từ hoa sen có ở hầu hết các kiểu lăng mộ đá: các cấp trên mộ đá tròn, trên hàng rào đá quanh lăng mộ đá, được chạm khắc nổi trên bề mặt của mộ đá…
4. Ý nghĩa của Long – Ly – Quy – Phượng
– Rồng là vua của loài có vảy, có tài biến hóa, làm tối được, làm sáng được, làm lớn được, làm nhỏ được, nhằm tiết xuân phân thì lên trời, nhằm tiết thu phân thì xuống biển hay xuống đất. Kinh Phật nói: “Long thường tại định, vô hữu bất định thì.” Nghĩa là: Rồng thường ở vào thiền định, không có lúc nào chẳng thiền định.
Lân, hay kỳ lân, là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa. Lân cũng tượng trưng cho những gì là lộc phúc, may mắn, thịnh vượng. Lân có dung mạo kỳ dị là một hình tượng nghệ thuật được thêu dệt từ trí tưởng tượng của người xưa nhưng đồng thời ẩn chứa trong đó một sức mạnh tâm linh lớn lao.
– Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.
Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: long là rồng, rồng thì bay lên , nghĩa là tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian – mã là ngựa, chạy ngang, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân.
– Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng tỏ rùa là loài vật chuyển tải thông tin và văn hóa. Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo. Trong một số ngôi chùa thời Lý – Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá làm bệ đội bia. Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mõm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai. 82 tấm bia đã ghi tên tiến sĩ đỗ đạt được đặt trên lưng rùa, một con vật biểu hiện sự trường tồn, hiện còn lưu giữ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội là bằng chứng hùng hồn biểu hiện nền văn hiến bất diệt của dân tộc Việt Nam.
– Phượng là linh vật được biểu hiện cho tầng trên. Phượng thường có mỏ vẹt, thân chim, cổ rắn, đuôi công, móng chim cứng đứng trên hồ sen. Với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trǎng, lưng cõng bầu trời, lông là cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất, vì thế phượng tượng trưng cho cả vũ trụ. Khi phượng ngậm lá đề hoặc ngậm cành hoa đứng trên đài sen, nó biểu hiện là con chim của đất Phật. Tức là có khả nǎng giảng về đạo pháp, làm nhiệm vụ giống như các nữ thần chim: nhảy múa, hát ca chào mừng Phật pháp.
Quan niệm của người Việt Nam cho rằng phượng xuất hiện báo hiệu đất nước được thái bình. Chim phượng là loài chim đẹp nhất trong 360 loài chim. Nó có thân hình quyến rũ, kết tinh được vẻ đẹp, sự mềm mại, thanh lịch, vẻ duyên dáng của tất cả các loài chim. Chim phượng còn tượng trưng cho nữ tính, cho phái đẹp của tầng lớp quý phái.
Ý kiến bạn đọc (0)